PHONG THỦY NHÀ BẾP

25-02-2017
Nếu trong nhà có một góc nào đó dễ khiến mọi thành viên nhớ nhất lúc đi xa thì hẳn đó sẽ là bếp. Bếp là nơi giữ lửa cho mái ấm, là nơi chăm sóc từ thể chất đến tinh thần cho từng cá nhân.

Nếu trong nhà có một góc nào đó dễ khiến mọi thành viên nhớ nhất lúc đi xa thì hẳn đó sẽ là bếp. Bếp là nơi giữ lửa cho mái ấm, là nơi chăm sóc từ thể chất đến tinh thần cho từng cá nhân. Bếp cũng là “thế giới riêng” của người phụ nữ, để thể hiện nét mềm mại nữ tính, cả sự gọn gàng vén khéo của mình.  Trong thuật phong thủy, bếp là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà. Bếp được các nhà phong thủy nói riêng và tổ tiên ông bà xưa nói chung xem như nguồn năng lượng sống, nguồn tài lộc, nơi quyết định sự hưng phát, hạnh phúc của cả gia đình.

Vị trí nhà bếp theo phong thủy:

Trước tiên là nhà bếp không được đối diện với cửa nhà vệ sinh, bởi vì nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi trùng và các luồng khí không tốt, dễ gây nên các bệnh qua đường ăn uống.

Cũng nên tránh đặt bếp gần phòng ngủ hoặc đối diện với phòng ngủ, vì bếp là nơi sinh nhiệt và có nhiều khói dầu mỡ độc hại, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của gia chủ. Cũng không nên đặt bếp ở góc tường hoặc góc nhọn, ngoài trường hợp bất khả kháng.

Hướng đặt bếp phải hợp với cung bổn mạng, toạ hung mà hướng cát. Hoả môn (của bếp) cần đặt ở hướng lành vừa trấn áp được khí hung vừa hút được khí lành. Nó sẽ giúp cho tài lộc của gia chủ hưng vượng.

Theo phong thủy, thế bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi có đường đi nếu không gia chủ sẽ gặp bất lợi về tài lộc. Bếp cần được đặt ở cung tương hợp và cung sơn chủ (mặt hậu của nhà) nên phải được đặt ở vị trí trong cùng của nhà. Cửa vào bếp phải tương hợp với nơi đặt bếp thì tài lộc của gia chủ sẽ phát, gia đình thịnh vượng.

phong thủy nhà bếp 1

Phòng bếp được coi là "trái tim" trong ngôi nhà của bạn. Do vậy thuật phong thủy với phòng bếp được nhiều người chú ý.

Ngũ hành sinh khắc

Theo phong thủy, nhà bếp có hai yếu tố tương phản nhau. Thứ nhất, vì đó là nơi chế biến các món ăn nên tượng trưng cho sự sung túc và giàu có của gia đình. Đây là nơi thường xuyên có lửa nên có thể sẽ làm giảm những điều may mắn ở nơi mà nó có mặt. Yếu tố còn lại là tủ lạnh và nơi rửa chén bát, vốn tượng trưng cho “nước”. Trong ngũ hành, nước và lửa là hai thành tố khắc nhau, vì thế cần có một sự sắp đặt cân bằng giữa chúng, như là cách cân bằng âm – dương cho không gian nhà bếp của gia đình. 

phong thủy nhà bếp 2

Theo phong thủy, bếp lò, tủ lạnh, bồn rửa bát nên sắp xếp theo hình tam giác.

Do vậy, bạn không nên đặt bếp quá gần chậu rửa, cũng không nên kẹp bếp giữa bồn rửa và tủ lạnh, khoảng cách cần thiết giữa chúng ít nhất là phải 60cm. Lý do là vì “nước” và “lửa” là hai thành tố khắc nhau. Nước cần phải được đặt cách xa lửa. Đặt một cái bàn hay kệ nhỏ giữa bếp lửa và nơi rửa chén bát cũng là cách có thể giúp bạn hóa giải sự tương khắc giữa chúng. 

Để cân bằng  làm cho thành cục diện thủy hỏa cộng giúp, tất có thể làm cho phong thủy phòng bếp hòa hợp, bạn nên lát sàn nhà hoặc bệ bếp bằng đá, tượng trưng cho hành thổ. Ngoài ra, bạn cũng có thể treo một bức tranh có hình sông ngòi hoặc sử dụng màn cửa, khăn trải bàn màu xanh lam (hành thủy) ở trong gian bếp để làm giảm tác dụng của hỏa. Tuy vậy, vì hỏa kỵ thủy nên bạn cũng không nên treo tranh có hình sông ngòi quá gần với khu vực bếp nấu.

Hoả lò tối kỵ đặt ngoảnh lưng với hướng nhà. Ví dụ, nhà quay về hướng bắc mà mặt bếp lại xoay về hướng nam là không thuận. Cổ nhân khuyên nên để lò nấu "tọa hung hướng cát", có nghĩa là nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành: "Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc".

phong thủy nhà bếp 3

Đồ đạc trong nhà bếp cũng cần được sắp xếp theo phong thủy để mang lại sự hưng vượng cho căn bếp.

Về màu sắc 

Trong phong thủy màu sắc của bếp cũng góp phần rất quan trọng cho không gian bếp, nên khi sử dụng màu sơn cho bếp phải chọn những màu hài hòa và phù hợp với thuyết ngũ hành, ngược lại sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt.

Theo Ngũ Hành thì mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, do đó màu sắc trong bếp nên là các màu xanh (mộc), màu đỏ sậm hoặc cam (hỏa) và màu vàng (thổ). Gần khu vực nấu nên dùng màu sáng để dễ làm vệ sinh nhưng đừng dùng màu tươi quá sẽ tạo cảm giác nóng nực.

Sắp đặt đồ bếp 

Nếu như trong bếp có dùng lò vi ba và nồi cơm điện, nên đặt nó ở 4 vị trí tốt cát phương của bạn. Tức nồi cơm điện và lò vi ba đặt tại vị trí tốt của bạn. Nên đặt tủ lạnh ở hướng lành (Bắc, Đông Nam) vì tủ lạnh là loại máy móc vận hành liên tục 24h/ngày. Nếu như đặt ở hướng dữ, tủ lạnh sẽ làm chấn động đến các sao dữ và kích động nó gây rối.

Vì là nơi chế biến các món ăn cho gia đình, tượng trưng cho sự sung túc và hạnh phúc, bếp lửa cần phải được đặt theo hướng tốt nhất của người trụ cột trong nhà. Với những dụng cụ dùng gas hoặc điện, bạn nên lưu ý đến vị trí nguồn điện hoặc gas cung cấp cho chúng.

Riêng nồi cơm điện (mặt có các nút bấm điều khiển) không nên hướng thẳng ra cửa chính, vì điều này ám chỉ có thể làm nguồn thực phẩm trong nhà bạn sẽ bị thất thoát ra ngoài. Trong khi đó các nút bấm điều khiển của bếp lò hướng thẳng lên trần nhà là điều có thể chấp nhận được. 

Về bàn ăn: Phong cách truyền thống thường sử dụng bàn hình tròn để biểu thị sự sum họp. Ngoài ra, bàn có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc elip. Nên tránh bàn ăn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành.

Nên đặt bàn ăn ở chỗ khuất, tránh gần cửa ra vào hay đối diện với bàn thờ tổ tiên, thờ thần. Nếu vì diện tích hẹp mà phải bố trí như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng.

Tối kỵ đặt bàn ăn ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu vì theo phong thủy, chủ nhà có thể gặp điều không may, nhân khẩu hao hụt. Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy thì nên treo quả cầu tròn bên dưới xà ngang với hàm ý quả cầu hứng chịu hết cho gia chủ.


Hỗ trợ trực tuyến

hỗ trợ
0905 939 049
A.Chất
Skype
Hotline: 0905 939 049

Video

Tin tức sự kiện

Gọi điện SMS Chỉ Đường